BÁO CÁO TÓM TẮT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI TP HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030
1. VỊ TRÍ VÀ GIỚI HẠN
Thành phố Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng Bắc Bộ được giới hạn bởi:
Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc.
Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam và tỉnh Hòa Bình;
Phía Đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên.
Phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ.
2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH
Thành phố Hà Nội có cao độ địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, và từ Tây sang Đông; hình thành các dạng địa hình bao gồm vùng núi, bán sơn địa và đồng bằng. Đặc điểm địa hình của thành phố với 3 khu vực như sau: VùngHữu Đáy có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và từ Tây sang Đông. Có thể chia thành 3 khu vực:
+ Khu vực núi cao ở Ba Vì có độ cao biến đổi từ 300m -1.296m.
+ Vùng địa hình đồi núi thấp, có độ cao độ từ 30m – 300m tập trung chủ yếu ở Ba Vì, vùng hữu sông Tích, sông Bùi của các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức và thị xã Sơn Tây.
+ Địa hình đồng bằng tập trung ở các vùng thấp ven sông Tích, sông Mỹ Hà. Cao độ phổ biến từ 3,0 đến trên 11,0 m - Vùng Tả Đáy có địa hình đồng bằng lòng máng, cao ở hai bên ven sông Hồng và sông Đáy, thấp ở giữa là trục sông Nhuệ và thấp dần từ Bắc xuống Nam. Cao độ mặt đất dao động từ 1m ¸11 m. Nơi có cao độ thấp thường tập trung nhiều ở vùng hạ lưu sông Nhuệ như Ứng Hoà, Phú Xuyên. - Vùng Bắc Hà Nội bao gồm đất đai của các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm và Quận Long Biên. Bao gồm cả trung du đồi núi và đồng bằng, địa hình phức tạp có độ dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Vùng đồi núi Sóc Sơn có cao độ từ 15-200m. Vùng đồng bằng thuộc các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên có cao độ phổ biến từ 9-10m ở Sóc Sơn, Mê Linh, 6-7m ở Đông Anh, Gia Lâm, 4-5m ở Long Biên. 3. MẠNG LƯỚI SÔNG NGÒI
Hà Nội nằm trọn trong lưu vực sông Hồng, có các con sông sau chảy qua:
+ Sông Hồng: Là nguồn cung cấp nước chính cho thành phố, chảy qua địa phận thành phố với chiều dài là 118km.
+ Sông Đà : Đoạn qua Hà Nội có chiều dài khoảng 35 km từ xã Khánh Thượng đến ngã 3 Trung Hà thuộc huyện Ba Vì.
+ Sông Đuống: là một phân lưu của sông Hồng, đoạn chảy qua Hà Nội có chiều dài là 22 km.
+ Sông Cà Lồ chảy qua các huyện Mê Linh, Đông Anh và Sóc Sơn có chiều dài là 42km.
+ Sông Cầu chảy qua địa phận Hà Nội có chiều dài là 11km.
+ Sông Công chảy qua địa bàn huyện Sóc Sơn với chiều dài 9km.
+ Sông Nhuệ là một phân lưu của sông Hồng. Sông Nhuệ có diện tích lưu vực 1.070 km2, chiều dài từ Liên Mạc đến Lương Cổ là 74 km.
+ Sông Đáy là phân lưu của sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội dài khoảng 88km từ Hát Môn đến Đục Khê, lòng sông hẹp và nông do bồi lắng, sông có bãi rộng.
+ Sông Tích dài 69km chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và nhập với sông Bùi tại Tân Trượng.
+ Sông Bùi bắt nguồn từ huyện Lương Sơn (Hòa Bình) nhập với sông Tích tại Tân Trượng và đổ ra sông Đáy tại Ba Thá.
+ Sông Mỹ Hà từ ngã ba Cầu Dậm đến Đục Khê, dài 12,7km Hà Nội còn một số sông nhỏ như sông Tô Lịch, sông Sét, sông Lừ, Kim Ngưu.
Đăng bình luận